Bước đột phá mới cho thị trường bất động sản Việt Nam khi
Theo thông báo từ đoàn đàm phán Việt Nam, tối ngày 5/10 hiệp định đối tác kinh tế Thái Bình Dương (TPP) đã đến hồi kết thúc. Đoàn đã đàm phán thành công và được kí kết giúp mở rộng cơ hội cho thị trường Việt Nam tiến ra Thế giới, đặc biệt trong số đó là thị trường Bất động sản.
TPP được coi là một hiệp định quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Đây là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei đã có hiệu lực từ nhiều năm và nay thêm 8 nước nữa là Australia, Malaysia, Mexico, Canada, Peru, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản muốn đàm phán tham gia.
Thực tế thị trường hiện nay đã chứng minh , hầu hết các nhà đầu tư BĐS nước ngoài tinh tế và nhạy bén hơn so với các nhà đầu tư trong nước về vấn đề đón đầu các chính sách vĩ mô. Nổi cộm nhất hiện nay đang diễn ra đó là các quỹ đầu tư từ Nhật Bản và Mỹ đang ồ ạt đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam như: quỹ Creed Group (Nhật Bản) cam kết đầu tư 200 triệu USD vào An Gia Investment hay quỹ Global Emerging Market-GEM (Mỹ) mới đây cũng đã cam kết sẽ rót 20 triệu USD vào Công ty địa ốc Hoàng Quân.
Theo ý kiến ông Phạm Hải Đăng, Chủ tịch Keller Williams Commercial Northern Việt Nam cho nhận định :
“Sau khi TPP được ký kết thì cái mà người ta kỳ vọng nhất là BĐS thương mại sẽ tốt lên bao gồm khu công nghiệp, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ…bởi đây là hệ quả của việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư.”
Đánh giá về dòng vốn sẽ đổ bộ vào thị trường Bất động sản Việt Nam sau này ông cũng đưa ra ý kiến của mình:
“Dòng vốn này sẽ biểu hiện trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, họ sẽ phải xây dựng nhà máy, kho xưởng. Còn gián tiếp, khi họ đến Việt Nam họ sẽ tạo ra công ăn việc làm, tạo nhu cầu cho các ngành phụ trợ rồi các ngành dịch vụ. Như vậy, hệ thống dịch vụ phục vụ như khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và các loại dịch vụ khác sẽ phát triển theo.”
Qua ý kiến trên chúng ta cũng có thể kỳ vọng vào các thương vụ M&A trong lĩnh vực khách sạn, văn phòng, bán lẻ, kể cả BĐS nghỉ dưỡng cũng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới của thị trường Việt Nam trong thời gian sau này.
Đứng trên cương vị là một nhà đầu tư bất động sản đến từ Mỹ đang có xu thế thâm nhập vào thị trường Việt Nam, ông Phạm Hải Đăng cũng đã có những dự kiến riêng cho mình từ cách đây 2 năm với các chiến lược cụ thể hóa. Ông cho kết nối với các văn phòng ở Mỹ và tới đây sẽ là Nhật Bản, Thượng Hải hướng đến kết nối 1 hệ thống khép kín phục vụ cho các nhà đầu tư quan tâm tới M&A và thâm nhập vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Nguồn: Đất Xanh Miền bắc